Lễ hội Đu Tiên
Lễ hội độc đáo này được tổ chức tại làng Gia Viên, xã Phong Hiền, Thừa Thiên Huế vào mỗi dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Lễ hội thu hút khách
du lịch Huế bởi những màn đu mạo hiểm của các thanh niên trai tráng trên cây đu cao chót vót. Để tổ chức lễ hội, người ta phải đi tìm những cây tre ngà lớn, có dáng cong, chắc chắn, có các giá đu, đòn đu và gióng đu được liên kết với nhau bằng các nuột thừng, tre, lạt mây... để người chơi đu bay lên cao vẫn đảm bảo an toàn. Đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống thể hiện tinh thần dũng cảm, kiên cường của người dân xứ Huế.
Lễ hội đền Huyền Trân
Là một trong những sự kiện văn hóa, lễ hội tiêu biểu của Thừa Thiên Huế nhằm tưởng nhớ công ơn vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân cùng các vị tiền bối đi trước đã có công dựng nước, mở mang bờ cõi nước nhà, lễ hội đền Huyền Trân diễn ra đầu tháng Giêng hàng năm thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách
du lịch Huế mùa xuân đến cầu mong an khang, thịnh vượng.
Thường thì tại lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa sẽ có nhiều hoạt động như Đại lễ cầu nguyện “Quốc thái dân an”, chương trình “Múa hội hoa đăng”, kết hợp thả cá và phóng sanh chim, cầu mong cho mùa màng tươi tốt, công việc làm ăn của người dân được thuận lợi, mưa thuận gió hòa, mọi thứ bình an, đất nước thịnh vượng thái hòa.
Lễ hội Cầu Ngư
Lễ hội Cầu Ngư ở Huế được tổ chức 3 năm 1 lần vào ngày 12 tháng 1 Âm lịch tại làng Thái Dương, phường Thuận An. Lễ hội để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Cầu cho mưa thuận gió hòa và các trai bạn, ngư dân của làng ra khơi gặp nhiều may mắn.
Điểm sáng của lễ hội Cầu Ngư là tuy diễn ra từ lúc trời còn tối mịt đến lúc hửng sáng nhưng vẫn thu hút khá đông dân địa phương và du khách tham gia. Mọi người đều hân hoan trong niềm vui tái hiện cảnh chài lưới, mua bán tấp nập. Những diễn biến trong lễ hội cũng nhằm diễn tả những nỗ lực của cha ông trải qua bao đời để giáo dục và làm hành trang cho thế hệ trẻ tiếp nối.
Festival Huế 2024
Với chủ đề: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển”, Festival Huế 2024 sẽ được tổ chức với các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm mở đầu bằng Chương trình Khai hội – Lễ Ban Sóc ngày 01/01/2024 và kết thúc bằng Chương trình Countdown ngày 31/12/2024 với điểm nhấn là Tuần lễ Festival Huế 2024 sẽ diễn ra từ ngày 07 đến 12/6/2024. Chuỗi các hoạt động lễ hội trải dài trong năm được và trong suốt mùa lễ hội được cập nhật chi tiết tại https://thuathienhue.gov.vn/Thong-tin-dieu-hanh-cua-ubnd-tinh/tid.
Lễ hội vật làng Sình
Diễn ra tại làng Sình, xã Phú Hồ, là một trong những lễ hội vật truyền thống lâu đời nhất ở Huế. Lễ hội thu hút nhiều đô vật đến tranh tài, tạo nên bầu không khí sôi động, náo nhiệt. Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng tại làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Huế.
Hội vật làng Sình Huế về nguyên tắc cũng sử dụng luật thi đấu vật dân tộc làm luật lệ cuộc thi. Các đô vật muốn đánh bại đối thủ của mình cần phải tìm cách vật ngửa được đối thủ không cho đối thủ đứng được dậy. Ngoài ra, các đô vật cũng không được sử dụng những đòn đánh mang tính “triệt hạ” gây nguy hiểm cho đối thủ như các đòn bẻ, vặn, khóa khớp…
Lễ hội xuân truyền thống tại Huế là một nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ và phát huy. Hãy đến với Huế vào mùa xuân để hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt, vui tươi và trải nghiệm những nét đẹp văn hóa độc đáo của mảnh đất cố đô. Đây sẽ là một trải nghiệm khó quên trong hành trình du xuân
du lịch Đà Nẵng - Huế -
Hội An của bạn đấy.